Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã thực hiện việc phân chia quy mô ngành giáo dục thành phố thành 16 cụm quản lý để giám sát chuyên môn và hoạt động giáo dục sau khi sáp nhập các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. 16 cụm quản lý này bao gồm các trường từ mầm non đến trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên trên địa bàn các phường trú đóng.

Các cụm quản lý được phân chia cụ thể như sau: Cụm 1 gồm các phường Củ Chi, Tân An Hội, Thái Mỹ, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Bình Mỹ (huyện Củ Chi cũ); Hóc Môn, Xuân Thới Sơn, Đông Thạnh (huyện Hóc Môn cũ). Cụm 2 gồm các phường Bà Điểm (huyện Hóc Môn cũ); Đông Hưng Thuận, Trung Mỹ Tây, Tân Thới Hiệp, Thới An, An Phú Đông (quận 12 cũ). Cụm 3 gồm các phường Tây Thạnh, Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa, Tân Phú, Phú Thạnh (quận Tân Phú cũ); phường Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhất, Tân Hòa, Bảy Hiền, Tân Bình, Tân Sơn (quận Tân Bình cũ).
Cụm 4 gồm các phường Hạnh Thông, An Nhơn, Gò Vấp, An Hội Đông, Thông Tây Hội, An Hội Tây (quận Gò Vấp cũ); phường Đức Nhuận, Cầu Kiệu, Phú Nhuận, Bình Lợi Trung (quận Bình Thạnh cũ). Cụm 5 gồm các phường Bình Thạnh, Gia Định, Thạnh Mỹ Tây, Bình Quới (quận Bình Thạnh cũ); phường Sài Gòn, Tân Định, Bến Thành, Cầu Ông Lãnh (quận 1 cũ); phường Bàn Cờ, Xuân Hòa, Nhiêu Lộc (quận 3 cũ); phường Khánh Hội (quận 4 cũ).
Cụm 6 gồm các phường Chợ Quán, An Đông, Chợ Lớn (quận 5 cũ); phường Diên Hồng, Vườn Lài, Hòa Hưng (quận 10 cũ); phường Bình Thới, Hòa Bình, Phú Thọ, Minh Phụng (quận 11 cũ); phường Bình Tây, Bình Tiên (quận 6 cũ). Cụm 7 gồm các phường Bình Phú và Phú Lâm (quận 6 cũ); phường An Lạc, Tân Tạo, Bình Tân, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân cũ).
Cụm 8 gồm các phường Xóm Chiếu, Vĩnh Hội (quận 4 cũ); phường Tân Thuận, Phú Thuận, Tân Mỹ, Tân Hưng (quận 7 cũ); phường Phú Định, Chánh Hưng, Bình Đông (quận 8 cũ). Cụm 9 gồm các phường Dĩ An, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp (TP.Dĩ An, Bình Dương cũ); phường Hiệp Bình, Tam Bình, Linh Xuân (TP.Thủ Đức cũ).
Cụm 10 gồm các phường Thủ Đức, Tăng Nhơn Phú, Long Bình, Long Phước, Long Trường, Cát Lái, Bình Trương, Phước Long, An Khánh (TP.Thủ Đức cũ). Cụm 11 gồm các phường Vĩnh Lộc, Tân Vĩnh Lộc, Bình Lợi, Tân Nhựt, Bình Chánh, Hưng Long, Bình Hưng (huyện Bình Chánh cũ) và các phường Bình Khánh, An Thới Đông, Cần Giờ, Thạnh An (huyện Cần Giờ cũ); các phường Nhà Bè, Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).
Cụm 12 gồm các phường Thủ Dầu Một, Phú Lợi, Chánh Hiệp, Bình Dương (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương cũ) và các phường An Phú, Bình Hòa, Lái Thiêu, Thuận An, Thuận Giao (TP.Thuận An, Bình Dương cũ). Cụm 13 gồm các phường Vĩnh Tân, Bình Cơ, Tân Uyên, Tân Hiệp, Tân Khánh (TP.Tân Uyên, Bình Dương cũ) và các phường Thường Tân, Bắc Tân Uyên (huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương cũ); các phường Phú Giáo, Phước Hòa, Phước Thành, An Long (huyện Phú Giáo, Bình Dương cũ).
Cụm 14 gồm các phường Hòa Lợi, Thới Hòa, Phú An, Tây Nam, Long Nguyên, Bến Cát, Chánh Phú Hòa (TP.Bến Cát, tỉnh Bình Dương cũ) và các phường Trừ Văn Thố, Bàu Bàng (huyện Bàu Bàng, Bình Dương cũ); phường Long Hòa, Thanh An, Dầu Tiếng, Minh Thạnh (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương cũ).
Cụm 15 gồm các phường Vũng Tàu, Tam Thắng, Rạch Dừa, Phước Thắng (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu cũ) và các phường Long Hương, Bà Rịa, Tam Long (TP.Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu cũ); các phường Châu Pha, Tân Hải, Tân Phước, Phú Mỹ, Tân Thành (TP.Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu cũ).
Cụm 16 gồm các phường Long Hải, Long Điền, Phước Hải, Đất Đỏ (huyện Long Đất, Bà Rịa – Vũng Tàu cũ) và các phường Nghĩa Thành, Ngãi Giao, Kim Long, Châu Đức, Bình Giã, Xuân Sơn (huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu cũ); phường Hồ Tràm, Xuyên Mộc, Bình Châu, Hòa Hội, Hòa Hiệp, Bàu Lâm (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu cũ); đặc khu Côn Đảo.
Tại hội nghị giao ban chuyên môn giáo dục phổ thông TP.HCM mới đây, ông Nguyễn Văn Phong – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, đối với mỗi cụm chuyên môn, với từng môn học thì Sở GD-ĐT đều cắt cử từ 1-2 cán bộ quản lý/giáo viên đảm nhiệm vai trò giáo viên mạng lưới để hỗ trợ về chuyên môn cho thầy cô trong cụm.
Hiện nay Sở GD-ĐT TP.HCM đang tổng hợp các chính sách của các địa phương trước sáp nhập (Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu cũ) để tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên mạng lưới, trình HĐND TP.HCM phê duyệt.
Sau sáp nhập, TP.HCM trở thành địa phương có quy mô siêu lớn về giáo dục, với hơn 3.500 cơ sở giáo dục các bậc học, ước tính gần 2,6 triệu học sinh và trên 100.000 cán bộ quản lý giáo viên. Đây cũng là địa phương rất đa dạng về các mô hình giáo dục.